Kinh dịch là gì?

Kinh dịch là gì mà từ cổ chí kim con người ta lại sùng bái nhiều đến thế? Liệu tính chính xác đến đâu và nó giúp gì cho cuộc sống? Một cuộc khảo sát thú vị chỉ ra rằng gần như những nhà đạt Nobel trên thế giới đều thú nhận họ đều đã tìm hiểu về kinh dịch. Không chỉ những học giả mà bất kỳ ai cũng nên biết đến bộ môn này, càng sớm càng tốt để vận dụng mà làm chủ tình huống, cải sửa cuộc đời.

1. Kinh dịch là gì?

Để trả lời cho câu hỏi kinh dịch là gì ta cần cắt nghĩa đôi chút về hai chữ cấu thành của nó:

  • “Kinh” (經 jīng) là sách, là học thuyết, là hệ thống lý luận;
  • “Dịch” (易 yì) là sự vận động, sự biến hóa.

Kinh dịch là bộ môn chiêm đoán để giải thích và dự báo diễn biến, kết quả của mọi sự việc, hiện tượng trên đời. Từ đó mà giúp cho người ta tìm phúc, tránh họa, chủ động được thời cơ, nắm bắt được số phận. Nói một cách nôm na, kinh dịch là “bói”. Nhưng đặc biệt ở chỗ, “bói dịch” có hệ thống lý thuyết, có cơ sở phương pháp luận biện chứng, chứ không phải dựa vào năng lực giác quan. Vì thế bói kinh dịch có tính khoa học, biện chứng, chính xác gần như tuyệt đối.

2. Nguồn gốc của Kinh dịch

Tìm hiểu về nguồn gốc lâu đời của kinh dịch
Tìm hiểu về nguồn gốc lâu đời của kinh dịch

Tương truyền, kinh dịch ban đầu do một vị vua làm ra, có tên là Phục Hy, cách đây khoảng 5.000 năm. Ông đã phỏng theo cái tình của vạn vật, cái lý càn khôn, để diễn tả cái đức của thần minh, cái ý đồ của tạo hóa, gọi là tiên thiên.

Sau đó những vị vua hoặc đại thần, đại học giả đã làm ra những thứ chi tiết hơn như thoán từ, hào từ, tượng truyện để biểu đạt cái biến hóa của vũ trụ, gọi là hậu thiên, họ là Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử và nhiều người nổi tiếng khác.

Khi tìm hiểu về kinh dịch và những trước tác kinh điển, chúng ta sẽ thấy đặc điểm chung của những người này đều có chân mệnh của thiên tử hoặc phẩm chất của thánh nhân, tuyệt đối không phải người bình thường.

Cuối cùng, kinh dịch ngày nay là kết quả từ một quá trình phát triển, tổng kết lâu dài của cả loài người chứ không riêng gì một cá nhân nào cả. Những người được kể tên trên có công rất lớn và xứng đáng được coi như tổ nghề mặc dù họ xuất hiện ở các thời kỳ khác nhau và mỗi người đóng góp theo một góc độ.

3. Quẻ kinh dịch là gì?

Quẻ dịch là một phương tiện liên lạc giữa con người với trời đất, giữa nhân và thần. Khi người hỏi thì thần trả lời, muốn đọc được câu trả lời thì cần phải giải mã nó từ một loại phương tiện đặc biệt, đó chính là quẻ dịch.

Quẻ Dịch gồm 64 lá, được kết hợp từ 8 thẻ bát quái: Càn, Chấn, Ly, Tốn, Đoài, Khảm, Cấn, Khôn (8 x 8).

Khi sắp xếp bát quái đôi một xếp chồng lên nhau thì được trùng quái. Có tất cả 64 trùng quái, mỗi trùng quái được đặt một tên riêng nên còn gọi là 64 quẻ dịch. Mỗi quẻ trong số 64 quẻ dịch này đều có thể biến hóa thành một trong 64 quẻ khác, tùy theo mức độ cảm ứng giữa con người và trời đất.

Bảng ghi tổng hợp 64 quẻ kinh dịch được ghi chép từ xa xưa.
Bảng ghi tổng hợp 64 quẻ kinh dịch được ghi chép từ xa xưa.

4. Phương thức biểu đạt của quẻ dịch

Quẻ dịch được biểu đạt bề nổi thông qua hào và quái. Quái được làm ra từ hào, hào được vẽ bằng các nét đứt biểu thị cho âm và nét liền biểu thị cho dương. Mỗi quẻ dịch gồm có hai quái, gọi là quái thượng và quái hạ. Mỗi quái gồm có ba hào, toàn quẻ là sáu hào. Từ các hào này mà gán vào thiên can, địa chi, ngũ hành… để từng bước giải mã.

Hào và quái là biểu đạt của mọi quẻ dịch.
Hào và quái là biểu đạt của mọi quẻ dịch.

Tổng cộng có 64 quẻ dịch, khi gieo quẻ lại có quẻ chủ và quẻ biến. Mỗi quẻ chủ sẽ rơi vào một trong sáu mươi tư quẻ dịch và từ quẻ chủ này lại biến ra thành một trong sáu mươi tư quẻ khác. Bên cạnh quẻ chủ và quẻ biến lại còn có thêm quẻ hỗ để giúp cho việc luận giải được dễ dàng sáng tỏ.

Tương quan giữa quẻ chủ và quẻ hỗ trong quẻ dịch.
Tương quan giữa quẻ chủ và quẻ hỗ trong quẻ dịch.

5. Các thành phần chính của quẻ dịch

Quẻ dịch bao gồm một số thành phần chính như:

  • Đơn quái: là một trong bát quái, là cơ sở để viết được can chi của lục hào.
  • Trùng quái: là do hai đơn quái chồng lên, tạo thành một quẻ hoàn chỉnh.
  • Lục hào: là gốc của đơn quái, làm ra đơn quái từ sáu hào này.
  • Thế Ứng: là hai hào chủ lực, hào thế là ta, hào ứng là việc cần hỏi.
  • Can chi: là sự hiện thân của lục hào để hé lộ toàn bộ thông tin
  • Lục thân: là mối quan hệ giữa các hào với trùng quái gốc, gồm có huynh, tử, tài, quan, phụ.
  • Lục thần: là tham chiếu của ngoại cảnh, gồm thanh long, huyền vũ, bạch hổ, phi xà, câu trận, chu tước.
  • Nhật thần: là ngày gieo quẻ.
  • Nguyệt lệnh: là tháng gieo quẻ.
  • Thái Tuế: là năm gieo quẻ.
  • Phụ tinh: là thiên ất, quý nhân, đào hoa, thiên mã.
  • Dụng thần: là việc hoặc người cần hỏi.
  • Kỵ thần: là yếu tố hãm hại dụng thần.
  • Nguyên thần: là yếu tố nâng dưỡng dụng thần.
  • Cừu thần:là yếu tố ngăn cản kỵ thần.
  • Phi thần: là yếu tố che mất dụng thần.
  • Phục thần: là dụng thần không hiện trong quẻ.

6. Gieo quẻ kinh dịch là gì?

Gieo quẻ kinh dịch là một trong những phương pháp xin lộc thánh thông qua nghi thức liên lạc giữa nhân và thần để tiên đoán kết quả thành hay bại của mọi việc sắp tới trong tương lai. Cách gieo quẻ này không dựa vào tướng mạo, ngày tháng năm sinh mà dựa vào bói dịch số.

Điều kiện để hỏi quẻ dịch là sự việc có thật, đang diễn ra, chắc chắn diễn ra hoặc dự kiến thực hiện. Không được tưởng tượng ra một tình huống phi thực tế để hỏi, như vậy là bất kính với thần linh.

Thông qua 64 Quẻ kinh dịch đó, sẽ ứng chiếu sự cát hung, của vạn sự trong thiên hạ. Giúp cho con người vượt qua mọi khó khăn, khổ ải trong cuộc sống.

7. Ý nghĩa và lợi ích của kinh dịch trong đời sống

Mọi vấn đề đều có thể hỏi quẻ dịch bất cứ khi nào  chỉ cần nhu cầu hỏi dịch là chính đáng và cần có câu trả lời để ra quyết định. Từ việc lớn đến việc nhỏ, nếu có thể hỏi dịch thì nên hỏi. Biết trước kết quả để hành động là một điều tuyệt vời.

Quẻ dịch giúp ta dễ dàng ra quyết định khi tìm hiểu kinh dịch bạn sẽ biết quẻ dịch trả lời 02 vấn đề:

  • Diễn biến, kết quả cuối cùng của sự việc cần hỏi, và
  • Khi nào thì điều đó xảy ra

Từ đó mà ra quyết định cho đúng đắn. Ví dụ: Hỏi về việc mua một lô đất đã định có lời hay không? Nếu quẻ báo xấu thì không nên mua. Nếu quẻ báo tốt thì sẽ có lợi nhuận, đồng thời giá sẽ tăng trong bao lâu và khi nào là thời điểm phù hợp để chốt lời, từ đó mà quyết định thời điểm mua vào bán ra cho hiệu quả vậy.

8. Tại sao gieo quẻ kinh dịch lại chính xác?

Nguyên cớ khiến kết quả của quẻ dịch lại vô cùng chính xác.Thông qua tần số giao cảm giữa con người với tạo hóa, giữa nhân và thần mà có thể bốc được quẻ này hay quẻ khác, gieo được xu này hay xu kia, từ đó mà biến hóa qua nhiều tầng nấc. Mỗi trùng quái sẽ có các quẻ thành phần và bên trong mỗi quẻ thành phần lại có các yếu tố chi tiết, gọi là hào.

Từ hào này mà chuyển đổi thành thiên can địa chi, từ địa chi chuyển tiếp ngũ hành, từ ngũ hành chuyển qua lục thân, chuyển đến lục thần, chuyển thành suy vượng; từ hào động tĩnh mà biến hóa, làm cho mạnh lên hay yếu đi; từ ngày tháng gieo quẻ mà tác động tới các hào; từ người hỏi mà tìm được đương sự, chủ sự, đối tượng bàn đến và gán nghĩa sự vật, hiện tượng…Tức là để hiểu được thông tin mách bảo từ quẻ dịch cần phải giải mã qua khoảng mười tầng chuyển nghĩa, với rất nhiều mối quan hệ phức tạp, trên cơ sở lý thuyết biện chứng, chặt chẽ.

Vì vậy, quẻ kinh dich có tính chính xác rất cao được cổ kim tin dụng. Từ xưa đến nay, người bình dân thôn dã có việc như trộm cắp, kết hôn, đau yếu muốn hỏi diễn biến ra sao đều đến tìm thầy kinh dịch, người giàu sang phú quý có việc bán buôn, thi cử, bổ nhiệm cũng đều mượn quẻ dịch để liệu đường trước sau, những trụ cột triều đình cũng dùng quẻ dịch để luận bàn chính sự, thiên tai, giặc dã, bậc thiên tử cũng dùng kinh dịch để trị quốc, an bang. Tất thảy đều vô cùng màu nhiệm.

Leave Comments

0983 489 802
0983489802