TÔI, CƯ SĨ THẾ SƠN, CHỌN TU MẬT TÔNG LÀM CHÍNH: LÀ VÌ LÝ DO NÀY ĐÂY ………

Tôi cảm thấy mình may mắn giữa ĐỜI và ĐẠO:
TÔI, CƯ SĨ THẾ SƠN, CHỌN TU MẬT TÔNG LÀM CHÍNH: LÀ VÌ LÝ DO NÀY ĐÂY ………
Mật Tông là pháp môn đặc sắc được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Mật Tông được hình thành vào khoảng thế kỷ 5 – 6 tại Ấn Độ. Mật Tông còn được gọi là Mật giáo, Chân ngôn môn, Kim cương thừa hay Mật Thừa.
Mật Tông là gì?
Mật tông là một pháp tu bí mật của Phật giáo, dạy về cách “bắt ấn”, “trì chú” v.v… Pháp tu này có tính chất liễu nghĩa (trọn đủ), căn cứ vào nơi tâm pháp bí truyền.
Trong các pháp môn mà Phật đã chỉ dạy cho chúng sanh nương theo tu tập trong thời buổi “Mạt Pháp” sau này, hành môn nào cũng đều có một tôn chỉ thù thắng vi diệu.
Ví dụ như :
Bên Tịnh Độ Tông lấy tôn chỉ :
“Một đời vãng sanh, được bất thối chuyển” làm tông.
Bên Thiền Tông lấy tôn chỉ :
“Chỉ thẳng lòng người, thấy tánh thành Phật” làm tông.
Bên Hoa Nghiêm Tông lấy tôn chỉ :
“Lìa thế gian, nhập pháp giới” làm tông.
Bên Pháp Hoa Tông lấy tôn chỉ :
“Phế huyền, hiển thật” làm tông.
Và riêng :
Bên Mật Tông lấy tôn chỉ:
“Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật” làm tông.
Tam mật là: THÂN MẬT – KHẨU MẬT – Ý MẬT
Tóm lại, pháp môn tuy nhiều TÁM VẠN BỐN NGÀN và tôn chỉ khác nhau, nhưng tựu trung rồi cũng quy về một mục đích duy nhất là giải thoát khỏi sinh tử luân hồi mà thôi.
Cái gọi là “Mật Tông”; gọi là “Mật”, vì đây là một hành môn thuộc về “Bí Mật Pháp Môn”, chuyên dạy về cách trì Chú, bắt Ấn, nên phải có Sư thừa (tức người truyền dạy, có thể là thầy THẾ GIAN hoặc XUẤT THẾ GIAN).
Sao gọi là Trì ?
TRÌ có nghĩa là giữ hoài (trì giữ) không cho mất, không cho quên.
Sao gọi là Chú ?
CHÚ nói cho đủ thì là Thần Chú (Chân Ngôn), là lời bí mật. Nay để cho tiện, nên gọi tắt là “Chú”,
Có người không hiểu, nói rằng: Thần Chú là của Thần đạo thuyết ra. Đó là trật, là sai lầm.
• Chữ THẦN nơi đây có nghĩa là “thần thông, linh thông, biến hoá”.
• Chữ CHÚ thì còn được gọi là CHÂN NGÔN.
Những câu Thần Chú của chư Phật và Bồ Tát thuyết ra có oai lực và công đức không thể nghĩ bàn. Ta phải nên phân biệt giữa TRÌ Chú và NIỆM Chú.
Trì Chú:
Tức là 1 câu Chú phải được lập đi lập lại liên tục từ vài trăm biến (trăm lần) trở lên, thì mới được gọi là trì. Còn chỉ đọc 3 câu, 7 câu, thì là niệm, chứ không được gọi là trì.
Tụng Chú hoặc Niệm Chú:
Tức là chỉ lướt qua có một lần mà thôi. Chẳng hạn như “Thập Chú Lăng Nghiêm” sáng được tụng lướt qua có 1 lần thôi, chứ không có tụng lần thứ 2, thứ 3.
Thần Chú Mật Tông:
Thần Chú tiếng Phạn gọi là Dhàrani ( Đà ra ni, Đà la ni ), tiếng Hán dịch là Tổng Trì, tiếng Anh gọi là Mantra.Vì bao gồm vô lượng pháp, nên gọi là “Tổng”. Vì giữ chứa vô lượng nghĩa, nên gọi là “Trì”.
Thần Chú mang ý nghĩa bao trùm (tổng) tất cả Pháp, gìn giữ (trì) tư tưởng cao thượng từ vô lượng diệu nghĩa của nội tâm. Câu “Thần Chú” là cả một “Tâm Ý” của chư Phật, Bồ Tát đối với chúng sinh.
Ý nghĩa của Thần Chú thì cực kỳ bí mật, không ai hiểu được, ngoại trừ bổn tôn (vị chủ) của Thần Chú đó và chư Phật mới biết được mà thôi.
Có ba loại Ðà ra ni, đó là : Một chữ, nhiều chữ, và không chữ (vô tự).
* Thần Chú của Phật khác với của Tà đạo: Chú của Phật có công năng phá tà lập chánh, tiêu diệt nghiệp ác, phá được vọng tưởng tà quấy, phát sanh trí huệ, tăng trưởng phước đức căn lành, ngăn trừ tội lỗi, cứu mình độ người thoát khỏi ma nạn, nhất là cứu độ cho vong linh được siêu thoát một cách tuyệt diệu và hy hữu, đưa người từ cõi Phàm đến cõi Thánh nhanh chóng, gần gũi cùng cảm ứng đạo giao với Phật, Bồ Tát, Thánh Thần và thành tựu được đạo quả.
* Còn Thần Chú của Tà đạo chỉ làm hại người, hại vật, gieo tai họa cho người, chết phải đọa vào 3 ác đạo.
Thần Chú tuy không có thể giải nghĩa ra được, nhưng nếu chí tâm, thành kính thọ trì, thì sẽ được công hiệu kỳ diệu khó thể nghĩ bàn. Cũng giống như người uống nước, cảm giác ấm hay lạnh thì chỉ người đó tự biết – còn người khác thì không có cách gì biết được, cũng không hiểu hoặc không tin được. Phần công hiệu của việc trì Chú cũng vậy, chỉ riêng người chuyên trì Chú mới biết rõ nó hiệu nghiệm như thế nào mà thôi. Cái này rất đúng.
Thường thì một câu Thần Chú hay thâu gồm hết một bộ Kinh. Vậy cũng đủ hiểu hiệu lực, công đức của câu Thần Chú mà Phật nói ra không thể nghĩ bàn.
ví dụ như:
1. Bộ Kinh ĐẠI BÁT NHÃ gồm có 600 quyển, mà chỉ có một câu Thần Chú gom hết 600 cuốn Đại Bát Nhã. Đó là câu :
Yết đế, yết đế ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
Hay:
Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha
2. Kinh ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI kết lại hết 85 câu Chú :
Án, tất điện đô mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.
3. Nguyên cuốn Kinh CHUẨN ĐỀ kết lại câu :
Án chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.
Hay:
Om cale cule cunde svaha.
4. Kinh LĂNG NGHIÊM gồm có 9 cuốn, kết lại trong câu :
Án, a na lệ tỳ xá đề, bệ ra bạt xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàn ni phấn hổ hồng đô lô ung phấn, ta bà ha.
Hay:
Om anale anale visade visade vira vajra dhare
Bandha bandhani
Vajra pani phat, HUM, T-RUM, phat svaha.
5. Kinh PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI v.v… thì cũng y như vậy.
Lại nữa, phải nên biết :
Câu CHÂN NGÔN (Thần Chú) đây thuộc về “BẤT TƯ NGHÌ THẦN LỰC”.
Còn :
Câu NIỆM PHẬT thì thuộc về “BẤT TƯ NGHÌ CÔNG ĐỨC”.
Cả hai, một MẬT, một TỊNH đồng chung nguồn gốc mà sanh ra, đều có năng lực đưa hành giả về nơi Tịnh Độ (nói chung) và vãng sanh về cõi CỰC LẠC (nói riêng), chứ không phải: Trì Chú thì không được vãng sanh. Chỉ chuyên Niệm Phật mới được vãng sanh!
Nay Tổ Sư Thích Thiền Tâm đã phối hợp cả hai phần (MẬT và TỊNH) lại thì sự kiến hiệu càng tăng thêm gấp bội. Cái tâm “lực” đưa tới Cực Lạc sẽ nhanh chóng, an lành không bị trắc trở.
* Niệm Phật & Trì Chú: CẦN HIỂU RÕ CÔNG NĂNG
Như đã nói ở trên,
• NIỆM PHẬT được bất tư nghì CÔNG ĐỨC
• TRÌ CHÚ được bất tư nghì THẦN LỰC (cái lực này sẽ giúp cho ta thoát nạn khổ)
Nếu chỉ chuyên NIỆM PHẬT mà không có TRÌ CHÚ đi kèm, thì cũng giống như người đang bị đủ thứ bệnh tật, kẻ ác bao vây tứ phương, ngày đêm chẳng được yên, mò mẫm, lê lết mà đi, không may gặp phải giặc cướp (Ma) ồ ạt xông đến bắt, chừng đó thì :
• Không có TÂM LỰC (không biết dụng tâm)
• Không có SỨC LỰC (để chống trả)
• Không cóTRÍ LỰC (để phân biệt chánh tà)
• Không có chút THẦN LỰC (nào để đề kháng) cả
Lúc đó sợ quá, không còn nhớ niệm Phật nữa, á khẩu đứng tim mà chết. Vậy thần thức có còn được yên để về Cực Lạc không?
Từ bi phải có trí huệ đi kèm. Niệm Phật phải có Thần Chú đi kèm (hai cái này không thể thiếu một).
Những người không có chánh tâm, không chân thật tu hành cần cầu giải thoát, hoặc có cái TÂM NGHI NGỜ, PHÂN BIỆT, XẤU, ÁC v.v… thì khó thể trì Chú cho được, sẽ dễ bị “tẩu hỏa nhập ma” ( bởi vì Thần Chú đó là tâm ý của Phật nên thuần “CHÁNH”, nếu như đem cái tâm “TÀ” mà trì Chú thì không thể nào cảm ứng hoặc thành tựu được là như vậy). Cho nên, trong thời kỳ pháp diệt tận này, rất ít có người “dám” trì Chú, hoặc biết về Ấn Chú của Phật gia một cách tỏ tường. Thậm chí có nhiều người sợ không dám trì Chú, lại còn phỉ báng và ngăn cấm người trì Chú nữa. Nhưng họ không hiểu rằng:
Chính Đức PHẬT xưa kia cũng đã dùng Thần Chú để hàng phục Ma quân, và cứu đệ tử của Ngài ra khỏi Ma nạn!
Ta hãy thử hỏi :
Người TU ( trụ trì ở trong chùa ) đã dùng Thần Chú gì để sái tịnh Chùa, sái tịnh hằng ngày cho bản thân (mỗi khi ăn, uống, tắm gội), cúng vong linh, cầu siêu, phát tang, xả tang, triệu hồn, thí thực, phóng sanh, cho đến công phu mỗi sáng v.v… ?
NHƯNG! Có được mấy người chịu TIN, chịu trì Chú, và thi hành đúng theo như điều luật của nhà Phật?
Hiện nay, đa phần Phật tử chỉ thích tụng Kinh, niệm Phật cầu PHƯỚC qua ngày, hoặc thích ngồi Thiền hơn là Trì Chú (Trì Chú tức là tu theo MẬT TÔNG chân chánh của PHẬT) vậy.
Muốn biết thể giới Quy Y Tam Bảo của mình còn hay mất, hãy xem lại cái tâm của mình (có làm những điều xấu ác, có gần gũi, hoặc thân cận với kẻ ác không) thì sẽ biết ngay.
Như là :
• Tham tiền, tham danh,
• Việc xấu nào mà không làm.
• Thị phi nào mà không nói.
• Không nói “có”, có nói “không”.
• Nói xấu Phật, nói xấu người tốt.
• Thường hay sân giận, tâm tánh ích kỷ, bủn xỉn
• Thường ganh tỵ, đố kỵ
• Tranh chấp phải quấy, thấp cao.
• Cố chấp, hận thù không xả.
• Tranh đấu không biết mệt
• Giành giật cái tốt về mình.
• Không biết ơn nghĩa, liêm sỉ.
• Nhục mạ người chân tu.
• Khinh sư diệt tổ.
• Giết Thầy, hại bạn.
• Dẫn dắt Phật tử tu sai lầm (không giống đường lối của Phật, của Tổ sư muốn dạy).
Đó chỉ là lược ra sơ sơ ở trên cũng đủ thấy Tam Quy, Ngũ Giới đã là khó giữ nổi, thì nói chi đến Bồ Tát giới, Tỳ Kheo giới !!!Thần Thánh nào tiếp tục gia hộ cho mình đây?!
Thân hôi thì người đời lánh xa.
Tâm hôi thì thần thánh lánh xa.
Nếu như đã mất hết thể giới Quy Y rồi, thì tự động 25 vị Thần theo hộ cho mình cũng sẽ bỏ đi luôn. Chừng đó, Ma quỷ (TỨ MA) sẽ dễ dàng nhào vô làm hại, bắt hồn, bắt xác mà thôi…
Tịnh Độ Tông hay Mật Tông? – TÔI, CƯ SĨ THẾ SƠN, CHỌN MẬT TÔNG LÀM TU CHÍNH VÀ CÁC PHÁP MÔN KHÁC CÙNG TU BỔ TRỢ:
Có rất nhiều Phật tử chưa hiểu thấu, nên nghĩ rằng:
Tu Tịnh Độ (niệm Phật) rất dễ, người (chánh hoặc tà) nào cũng tu được. Còn tu theo Mật Tông thì rất khó (trì Chú hoài cũng không thấy có kết quả gì cả) và người mà trì Chú sẽ khó thành được đạo quả v.v… !
Hoặc là :
Muốn về Cực Lạc mau, thì phải “chuyên” niệm Phật, không nên trì Chú. Vì tu hai pháp môn (Mật Tịnh) một lượt sẽ bị chi phối, không được nhất tâm, không được vãng sanh!
Cho nên, hiện nay hầu hết Phật tử đã từng tu theo pháp môn MẬT TỊNH đều từ từ bỏ trì Chú (như Chú Hộ Thân, Lăng Nghiêm, Đại Bi, Bát Nhã, Vãng Sanh v.v…), cho đến bỏ đắp mền Tỳ Lô luôn nữa.
Phải biết rõ thêm rằng, ba môn vô lậu học: GIỚI, ĐỊNH, HUỆ tượng trưng cho Giác, Chánh, Tịnh, và cũng tượng trưng cho TAM BẢO: Phật, Pháp, Tăng.
• Phật nghĩa là “Giác Ngộ”.
• Pháp tức là “Chánh Pháp”.
• Tăng mang ý nghĩa “Thanh Tịnh”.
Tu học Phật Pháp không ngoài ba môn Giác, Chánh, Tịnh này. Đây cũng ví như ba cửa Tam Quan trước cổng chùa, vào được một cửa là vào được nhà của Như Lai.
Như Thiền Tông thì chủ trương thấy tánh thành Phật.
Đây là theo môn “Giác” mà tu hành.
Giáo Tông thì chủ trương nghiên cứu Kinh Giáo.
Đây là theo môn “Chánh” mà tu hành.
Mật Tông và Tịnh Độ đều giống nhau, vì đòi hỏi phải có tâm “Thanh Tịnh”.
Đây là theo môn “Tịnh”mà tu hành. Ngoài ra, Tịnh Độ và Mật Tông đều là pháp môn “Nhị Lực”. Nghĩa là ngoài sức mình tu ra (tự lực), còn được nhờ vào “Từ lực” (tha lực) bổn tôn của Thần Chú và “Tâm lực” của chư Phật gia trì.
Vì thế :
Hai môn “Mật” và “Tịnh” song tu thì rất là hợp căn.
Còn ngược lại :
Hai môn “Thiền” và “Tịnh” song tu, thì không hợp (căn) được, trừ khi là người Thượng Thượng căn, vì một bên theo Không môn (Thiền), còn một bên theo Hữu môn (Tịnh).
🙏🙏🙏🙏🙏
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Thất Câu Chi Phật Mẫu Đại Thánh Chuẩn Đề Vương Phật
Cư sĩ: Thế Sơn (Thầy Trần Minh Sơn) – Mr. Paint

Leave Comments

0983 489 802
0983489802